Ấn Độ bắt buộc ô tô mới phải có 6 túi khí – Việt Nam có nên học hỏi?

Các xe ô tô dân dụng tại thị trường Ấn Độ sẽ phải trang bị tối thiểu 6 túi khí trong thời gian tới. Điều luật này nhằm nâng cao tính an toàn trên xe hơi và trách nhiệm của các hãng xe với tính mạng của người tiêu dùng.

Theo Reuters, Bộ Giao thông đường bộ Ấn Độ kiên quyết đặt tiêu chuẩn 6 túi khí trên tất cả các phương tiện ô tô chở người, bất chấp sự phản đối từ các nhà sản xuất ô tô.

Một nguồn tin từ chính phủ Ấn cho biết: “An toàn là không thể thương lượng. Bộ đang hoàn thiện các quy tắc, tuy nhiên sẽ mất một khoảng thời gian trước khi ra thông báo chính thức”. Mục tiêu của Ấn là thông qua quy định 6 túi khí bắt buộc trên xe con vào ngày 1/10/2022. Trong đó, xe mới sẽ phải trang bị 4 túi khí hành khách và 2 túi khí rèm.

Về việc tăng chi phí, chính phủ ước tính rằng việc trang bị thêm 4 túi khí sẽ không tốn quá 75 USD (1,7 triệu đồng) cho mỗi chiếc xe. Nhưng nhà cung cấp dữ liệu ô tô JATO Dynamics ước tính rằng việc trang bị thêm túi khí có thể khiến chi phí tăng ít nhất 231 USD (5,3 triệu đồng). Sự chênh lệch về 2 mức giá trên đã vấp phải sự phản đối từ chính phủ. Nước này cho rằng: “Chi phí trên đã cố tình bị phóng đại. Bản thân Bộ đã đã tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất túi khí về chi phí và thời gian cần thiết để sản xuất nội địa”

india.jpg

Nguồn tin từ chính phủ Ấn chia sẻ thêm: “Các nhà sản xuất ô tô nên cung cấp túi khí một cách tự nguyện vì vấn đề an toàn, không nhất thiết phải có sự áp đặt của chính phủ. Chúng tôi đang phải tăng cường các quy định và luật bởi vì các công ty không tự giác làm điều đó”.

Theo Bộ, với 6 túi khí cùng với việc đeo dây an toàn đúng cách sẽ cứu được mạng sống của ít nhất 1/3 trong số 39.000 người chết trong các vụ tai nạn giao thông ở Ấn vào năm 2020.

2020-Daihatsu-Rocky-Japan-NCAP-9-850x492.webp
Trước đó, khi dự thảo này lần đầu được Bộ trưởng Giao thông đường bộ và đường cao tốc (MoRTH) Nitin Gadkari công bố vào tháng 3/2022, nhiều nhà sản xuất ô tô đã phản đối.

Vấn đề lớn nhất với quy định này có thể nằm ở chi phí phụ trội – thứ sẽ khiến giá xe tăng. Thậm chí, việc làm ra các mẫu xe thấp cấp sẽ tốn kém hơn. Tất cả những yếu tố này có thể khiến nhu cầu mua sắm xe giảm. Theo các hãng, các túi khí trang bị thêm cho đủ số lượng bắt buộc sẽ khiến chi phí sản xuất ô tô tăng ít nhất 655 USD mỗi xe. Ngoài ra, những mẫu xe vốn không trang bị túi khí bên và túi khí rèm sẽ phải thay đổi kết cấu thân xe cũng như trang bị nội thất nhằm đảm bảo an toàn khi túi khí bung.

Thực tế, Ấn Độ vốn không có những quy định ngặt nghèo về trang bị an toàn trên ô tô. Chỉ đến ngày 1/7/2019, túi khí cho tài xế mới là trang bị bắt buộc, có nghĩa trước đó, xe hơi thậm chí không cần túi khí. Và đến 1/1/2022, ô tô mới phải có túi khí cho hành khách phía trước.

Tại Ấn Độ, hiện không thiếu ôtô bán ra với trang bị tiêu chuẩn 6 túi khí, với tổng cộng 91 mẫu xe và mức giá từ 11.500 USD, thuộc đủ thương hiệu, từ Kia, Hyundai, MG cho đến các hãng nội địa như Mahindra hay Tata, cũng như các thương hiệu cao cấp như Mercedes và BMW.

2021-Honda-Amaze-facelift-India-15-850x495.webp
Thị trường Việt Nam hiện chưa có điều luật bắt buộc nào liên quan đến túi khí hay các trang bị an toàn bị động trên xe hơi. Các hạng mục đăng kiểm trên ô tô phần nhiều liên quan đến phát thải, đèn, điện và kết cấu xe.

Trên thị trường nước ta vẫn tồn tại những dòng xe không túi khí để phục vụ cho nhu cầu mua xe giá rẻ/ xe dịch vụ. Dù vậy, do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt về an toàn trên xe hơi, các hãng hiện nay thường cung cấp tối thiểu 2 túi khí trên xe mới và ngày càng mở rộng các trang bị/tính năng an toàn chủ động/bị động hơn.

Nguồn: otosaigon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *