Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô và những lưu ý quan trọng

Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô và những lưu ý quan trọng

Xe gặp sự cố phải “nằm đường” là diều không ai mong muốn, khi đó bạn nghĩ ngay tới gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô. Thực tế dù cho xe của bạn bền đến đâu thì cũng sẽ có lúc một bộ phận nào đó bị lỗi gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn buộc bạn phải gọi cứu hộ thì cần chú ý đến những điều sau đây để công tác cứu hộ diễn ra suôn sẻ.

Nếu bạn là chủ xe thì mọi chuyện khá đơn giản. Nhưng nếu đó là xe mượn từ người thân, bạn bè hoặc thuê từ bên thứ ba thì sẽ có chút trở ngại. Bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản về xe trước khi bước vào khoang lái.

1. Mô tả chi tiết về sự cố

Tương tự như việc bệnh nhân mô tả chi tiết về triệu chứng bệnh của mình cho bác sĩ, bạn cần cung cấp những thông tin chi tiết càng tốt về tình trạng cũng như những triệu chứng của xe trước khi xảy ra sự cố.

Nhân viên cứu hộ sẽ đưa ra cho bạn nhiều câu hỏi đơn giản để có được hình dung tổng quát nhất về những sự cố mà xe đang gặp phải. Thông qua câu trả lời của bạn, họ có thể nhận biết tình trạng hiện tại của xe rồi lên phương án và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. Bạn cần mô tả chính xác và chi tiết theo yêu cầu của đội cứu hộ để quá trình diễn ra thuận lợi.

Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô

2. Hiểu biết về các biểu tượng cơ bản trên xe

MID (Malfunction Indicator Lights) là hệ thống các biểu tượng với đèn cảnh báo hiển thị trên đồng hồ tốc độ ngay sau vô lăng. Mỗi biểu tượng chính là hình vẽ minh họa trực quan cho một tính năng đang gặp vấn đề trên xe.

Đội cứu hộ có thể tìm hiểu về tình hình thậm chí họ sẽ đề xuất phương án tự khắc phục. Vì vậy việc đọc hiểu các biểu tượng này rất quan trọng và sẽ cực kỳ hữu ích nếu bạn không may gặp vấn đề với chiếc xe của mình.

3. Hỏi chi tiết về chi phí sửa chữa

Hiện tại, các dịch vụ bảo hiểm và cứu hộ đều kèm theo điều khoản yêu cầu bạn phải xác nhận lại chi phí sửa chữa trước khi cho phép họ thực hiện công tác cứu hộ.

Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan hơn nếu bạn vẫn chủ động hỏi trước về chi phí sửa chữa của xe, giúp bạn chuẩn bị tâm lý khi cầm hóa đơn, đồng thời đảm bảo không xảy ra các rắc rối và phức tạp không đáng có sau quá trình sửa chữa.

Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô

4. Lựa chọn đúng phương án kéo/chở

Trường hợp các vấn đề trên xe không thể khắc phục tại chỗ, đội cứu hộ sẽ buộc phải vận chuyển xe của bạn về xưởng dịch vụ để tiến hành sửa chữa và thay thế linh kiện. Khi đó, tầm quan trọng của việc nắm thông tin về xe sẽ phát huy tác dụng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn phương án kéo hoặc chở.

Chọn kéo hay chở phụ thuộc vào hệ dẫn động của xe cần cứu hộ. Hiện nay, có 3 loại dẫn động chính trên ô tô, đi cùng với đó là các phương án cứu hộ phù hợp:

Xe dẫn động cầu trước: có thể dùng cả hai hình thức là kéo hoặc chở nhưng trung tâm cứu hộ thường dùng biện pháp kéo.

Xe dẫn động cầu sau: loại xe này thường được các trung tâm cứu hộ sử dụng hình thức kéo và đẩy.

Xe dẫn động hai cầu (dẫn động bốn bánh): trung tâm cứu hộ thường ưu tiên lựa chọn hình thức chở. Nếu phải dùng biện pháp kéo, nhân viên cứu hộ sẽ phải có dụng cụ chuyên dụng (con lăn) để hỗ trợ 2 bánh còn lại.

5. Cảnh báo các xe trên đường khi xe gặp sự cố

Trường hợp xe bạn gặp sự cố khi tham gia giao thông, bạn phải sử dụng đèn tín hiệu khẩn cấp (đèn hazard) dù xe có được tấp vào lề đường hay không. Việc làm này giúp các phương tiện giao thông sớm nhận biết chướng ngại vật đồng thời làm chủ tốc độ khi tới gần xe của bạn, nhầm tránh được các va chạm đáng tiếc.

Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn các biển cảnh báo nguy hiểm, đặt trước và sau cách xe khoảng 100 m để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và các phương tiện đang tham gia giao thông trên đoạn đường đó.

Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô

6. Khi nào cần gọi cứu hộ ô tô ?

Dịch vụ cứu hộ xe ô tô giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Khi xe hơi của bạn rơi vào những trường hợp sau đây thì bạn hãy gọi cứu hộ xe ô tô ngay.

  • Lốp xe ô tô bị xì hơi, bị lủng hay nổ lốp.
  • Bình ắc quy ô tô yếu hoặc hết điện, khiến xe không nổ máy hoặc khởi động không được.
  • Xe ô tô gặp tai nạn trên đường mà không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm cũng thể gọi được xe cứu hộ cho bạn.
  • Xe bị ngập nước do mưa lớn.
  • Xe bất chợt chết máy hoặc gặp các trục trặc khác thì các bạn cũng nên gọi dịch vụ cứu hộ ô tô để họ đến hỗ trợ kiểm tra kịp thời và đảm bảo an toàn.

7. Giá dịch vụ gọi cứu hộ ô tô bao nhiêu ?

Giá dịch vụ gọi cứu hộ ô tô bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

  • Loại xe: 4 chỗ, 6 chỗ, 20 chỗ…
  • Quãng đường, chiều kéo xe: 1 chiều hay 2 chiều.
  • Thời gian: ban ngày hay đêm.
  • Tuyến đường: nội thành, ngoại thành, vùng núi…
  • Trọng lượng xe.

Giá tham khảo thị trường mà DailyXe tổng hợp hiện nay giá gọi dịch vụ cứu hộ ô tô giao động trong khoảng từ 500 nghìn đến trên 10 triệu đồng. Các vụ cứu hộ ô tô khó khăn với tình huống phức tạp hơn, phải dùng đến các dụng cụ lớn như dùng cẩu, máy tời hoặc các máy móc thiết bị khác gây mất thời gian thì sẽ được các trung tâm dịch vụ báo giá riêng cho từng trường hợp cụ thể.

Khi nào cần gọi dịch vụ cứu hộ xe ô tô

Nguồn: DailyXe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *